Những lưu ý để tránh rủi ro khi đặt cọc mua nhà

Những lưu ý để tránh rủi ro khi đặt cọc mua nhà

Bạn rất có thể mất tiền mà không mua được nhà khi quyết định đặt cọc mà không tìm hiểu kỹ người bán và cả ngôi nhà mình dự định mua.


Trong những giao dịch hàng ngày, đặt cọc là biện pháp đảm bảo dân sự được sử dụng thường xuyên. Mọi người thường đặt cọc khi thuê nhà hay mua bán thứ gì đó có giá trị như bất động sản.
Chuyên gia bất động sản cá nhân Phan Công Chánh (Tp.HCM) đã đưa ra những khuyến cáo cho người mua bất động sản trước, trong và sau khi ký hợp đồng đặt cọc:
Những việc cần làm trước khi đặt cọc
Sau khi thỏa thuận xong giá cả, bạn cần kiểm tra những điều sau:
1. Kiểm tra xem chủ nhà có phải chính chủ không?
Thông tin chủ nhà: Bạn cần đối chiếu xem tên, ảnh, số CMTND trên sổ đỏ có trùng khớp với thông tin trên CMTND hay không.
Bạn cũng nên mang bản photo sổ hồng để kiểm tra tại phường hoặc tổ dân phố. Thông thường, ủy ban phường hoặc tổ trường tổ dân phố sẽ nắm rõ chủ nhà đó có phải chính chủ hay không.
2. Nhà có bị vướng quy hoạch?
Để biết bất động sản bạn muốn mua có bị vướng quy hoạch hay không, bạn có thể đến Phòng Quản lý đô thị hoặc bộ phận kiểm tra quy hoạch tại các UBND quận/huyện nơi bất động sản đó toạ lạc.
3. Nhà có bị ngăn chặn giao dịch không?
Thông tin này sẽ được kiểm tra khi bạn mang giấy photo chủ quyền nhà đến Phòng Công chứng hoặc Văn phòng công chứng để hỏi. Việc công chứng sẽ không thể thực hiện được nếu căn nhà vướng kiện tụng do tranh chấp tài sản, kê biên thi hành án...
4. Soạn thảo hợp đồng đặt cọc?
Bên có lợi sẽ là bên soạn thảo hợp đồng đặt cọc. Hợp đồng đặt cọc là văn bản quan trọng đầu tiên mà hai bên giao dịch ký kết. Trong công đoạn này, bạn nên nhờ một luật sư hoặc một chuyên gia có kinh nghiệm tư vấn.
Những lưu ý trước khi ký hợp đồng đặt cọc
- Hợp đồng đặt cọc có thể có hoặc không công chứng. Nếu không công chứng, hợp đồng vẫn có hiệu lực theo điều 328, Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Bạn cũng cần kiểm tra toàn bộ các điều khoản liên quan như: bản đồ vị trí, số tờ, số thửa, thông tin nhân thân, địa chỉ nhà, giá mua bán, ngày bàn giao nhà, các đợt thanh toán, thuế, lệ phí...
- Để tránh rắc rối sau này, khi ký phải có đủ vợ và chồng của bên bán.
- Chắc chắn có uỷ nhiệm chi của ngân hàng hoặc biên bản xác nhận giao nhận tiền sau khi đã giao tiền cho bên bán.
Sau khi ký hợp đồng đặt cọc cần làm gì?
- Nếu bạn phải vay ngân hàng, sau khi ký hợp đồng đặt cọc xong, bạn nên liên lạc để hỏi thủ tục ở ngân hàng. Bạn cũng nên căn cứ vào tài chính của mình để chọn ngân hàng cho vay tốt nhất.
- Giải quyết với người thuê hiện tại nếu căn nhà đang có người thuê.
- Chuẩn bị tài chính.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xu hướng Second home chuẩn xanh đang hợp thời hơn bao giờ hết

Nhà đầu tư lăm le lướt sóng cuối năm

10 năm tới vẫn có nhu cầu cao về nhà ở trung cấp và cao cấp