M&A bất động sản 2018: Cuộc chơi của dòng vốn ngoại

Nhiều thương vụ mua bán, chuyển nhượng dự án bất động sản đã thành công trong năm 2017, khối mua lại tập trung chủ yếu ở các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore. Dự báo trong năm 2018, hoạt động M&A sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ và trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, trong đó dòng vốn ngoại vẫn là động lực chính của thị trường.
M&A bất động sản 2018 sẽ sôi động nhờ vốn ngoại
M&A bất động sản 2018: Cuộc chơi của dòng vốn ngoại

Bùng nổ mua bán, chuyển nhượng năm 2017

Thị trường bất động sản đã chứng kiến một năm sôi động với các thương vụ M&A trên khắp các phân khúc, nhìn chung vẫn rơi vào hai điểm nóng là Hà Nội và TP.HCM. Thị trường TP.HCM được đánh giá minh bạch hơn với số lượng các giao dịch M&A được công bố nhiều hơn Hà Nội.
Tham khảo: Sky villas Quận 7
Phát biểu tại buổi tọa đàm Bất động sản 2018: Khai phá tiềm năng do MuaBanNhaDat tổ chức, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Bộ phận đầu tư Savills Việt Nam nhận định, nếu như lúc trước nhà đầu tư ngoại chỉ tham gia với tư cách góp vốn để tìm hiểu thị trường, thì trong 2 năm trở lại, họ đã chuyển qua đầu tư trực tiếp, tập trung phần lớn tại các phân khúc nhà ở cao cấp. Hầu hết các nhà đầu tư đến từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore...
Một số thương vụ đình đám có thể kể đến như: Keppel Land (Singapore) đã mua thêm 16% cổ phần tại Keppel Land Watco, chủ đầu tư dự án Saigon Centre từ Tổng công ty đường sông miền Nam trị giá 845,9 tỷ đồng; An Gia Investment cùng với Quỹ Đầu tư Creed Group (Nhật Bản) hoàn tất việc mua lại 7 block thuộc Dự án khu dân cư phức hợp Lacasa (quận 7) từ Tập đoàn Vạn Phát Hưng...

m a bat dong san 2018 cuoc choi cua dong von ngoai

Áp lực cho hoạt động M&A bất động sản 2018

Dù thị trường mua bán, chuyển nhượng năm 2017 được đánh giá là khá thành công nhưng nhiều chuyên gia dự báo hoạt động này sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. Nguyên nhân chính là quỹ đất sạch ngày càng trở nên hạn hẹp, đồng thời nhiều dự án muốn chuyển nhượng cũng được treo giá khá cao. Cùng với đó, bài toán tìm cách triển khai dòng vốn hiệu quả cũng không hề dễ dàng, bởi khó có thể đưa một dự án thường có vết ra thị trường một cách thông đồng bén giọt.
Ngoài ra, một nguyên khác gây khó khăn cho hoạt động M&A là vấn đề pháp lý. Bà Nguyễn Thị Trúc Hiền, Giám đốc Công ty Luật Quốc tế Việt Nam cho biết, pháp lý dự án là một trong những khó khăn lớn cho các nhà đầu tư ngoại. Đa phần họ vẫn phải dựa vào các doanh nghiệp Việt Nam để hoàn tất các thủ tục yêu cầu. Đơn cử, chỉ trong 10 tháng đầu năm, TP.HCM đã có 29 dự án được mua bán, chuyển nhượng, nhưng đến 11 dự án phải hoàn thiện thêm các thành phần hồ sơ theo quy định.
Theo các chuyên gia, để thị trường mua bán, chuyển nhượng dự án bất động sản trở nên sôi động hơn, việc gỡ những nút thắt chính sách là rất cần thiết. Trong đó, hiện tại Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản quy định chủ đầu tư muốn chuyển nhượng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong khi có những dự án thế chấp làm tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu ngân hàng nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do vậy, các bên M&A rất khó có thể hoàn tất các thương vụ, để chuyển nhượng cho nhà đầu tư mới thay thế, khởi động lại các dự án đã bị ngưng triển khai hiện nay, cũng như chưa tạo được sự thông thoáng trong thị trường chuyển nhượng dự án.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xu hướng Second home chuẩn xanh đang hợp thời hơn bao giờ hết

Nhà đầu tư lăm le lướt sóng cuối năm

10 năm tới vẫn có nhu cầu cao về nhà ở trung cấp và cao cấp